• Trang chủ
  • Ưu đãi thuế cho công ty sản xuất sản phẩm phần mềm

Ưu đãi thuế cho công ty sản xuất sản phẩm phần mềm

Thời gian và mức miễn, giảm thuế của công ty sản xuất sản phẩm phần mềm

Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT – BTC quy định về thuế suất ưu đãi:

Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học

…”

Công ty sản xuất sản phẩm phần mềm thực hiện dự án đầu tư mới sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm).

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT – BTC được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 96/2015 quy định về  Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế:

1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:

a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Theo đó, Công ty sản xuất sản phẩm phần mềm được miễn thuế bốn năm đầu kể từ khi thành lập, sau đó được giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo.

Công ty sản xuất sản phẩm phần mềm cần đáp ứng  quy trình khi đối với sản phẩm đó công ty thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT

Cách xác định một công ty là công ty sản xuất sản phẩm phầm mềm

Việc xác định một công ty hoạt động sản xuất phần mềm hay không quy định cụ thể Thông tư 13/2020/TT-BTTTT. Điều 3 của Thông tư quy định quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm, Điều 4 quy định Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình và Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn 

Nghĩa vụ của công ty sản xuất sản phẩm phần mềm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT:

2. Tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Thông tư này có trách nhiệm:

a) Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đề xuất ưu đãi thuế cho hoạt động sản xuất phần mềm và tự xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình.

b) Gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để tổng hợp.

c) Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của mình không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.”

Công ty sản xuất sản phẩm phần mềm cần gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tài liệu hồ sơ giải trình chứng minh hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà doanh nghiệp đã thực hiện để chứng minh cho hoạt động sản xuất phần mềm của doanh nghiệp. Các tài liệu cần xây dựng được quy định cụ thể tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT. Ví dụ: Đối với công đoạn Xác định yêu cầu, nếu doanh nghiệp thực hiện 02 tác nghiệp gồm “mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm”, thì doanh nghiệp cần xây dựng tài liệu tương ứng với 02 tác nghiệp đó, cụ thể gồm: tài liệu “mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; mô tả yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm”.

Trong tài liệu/hồ sơ, doanh nghiệp nêu rõ/phân loại sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp theo Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định tại Thông tư 20/2021/TT-BTTTT ngày 03/12/2021 sửa đổi Thông tư 09/2013/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Phần mềm quản lý nguồn lực ERP (Enterprise resource planning ERP software), doanh nghiệp cần nêu rõ sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp là Phần mềm quản lý nguồn lực ERP (Enterprise resource planning ERP software) số 02030102 trong Phụ lục số 01 của Thông tư số 20/2021/TT-BTTTT.

Các thông tin công ty sản xuất sản phẩm phần mềm cần gửi, cập nhật về Bộ Thông tin và Truyền thông

Các thông tin doanh nghiệp cần cung cấp:

1. Tên văn bản: Thông tin về hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình.

2. Kỳ báo cáo: Chỉ rõ giai đoạn báo cáo (Ví dụ: Kỳ báo cáo năm 2024; Kỳ báo cáo năm 2024-2025).

3. Thông tin về doanh nghiệp (Tên doanh nghiệp; Người đại diện pháp luật; Địa chỉ liên hệ; Loại hình doanh nghiệp; Mã số thuế; Điện thoại; Email; Website (nếu có))

4. Thông tin về hoạt động sản xuất phần mềm (Doanh thu sản xuất phần mềm; Doanh thu xuất khẩu (nếu có); Mức thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng; Số thuế được miễn/giảm trong kỳ báo cáo; Các công đoạn sản xuất sản phẩm phần mềm doanh nghiệp đang thực hiện; Các sản phẩm phần mềm chính; Thị trường).