• Trang chủ
  • Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công đối với hộ kinh doanh

Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công đối với hộ kinh doanh

Sản xuất rượu là một ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, sản xuất rượu thủ công thường là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Vậy thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công đối với hộ kinh doanh sẽ bao gồm những thủ tục gì? Hãy liên hệ với ABIM LAW  để được tư vấn pháp lý giải quyết cho vấn đề của bạn.

1.Căn cứ pháp lí
  • Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu;
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020.
  • Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT  ngày  09 tháng 04 năm 2014.
2. Điều kiện cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công
  • Là hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm, và ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ rượu theo quy định.
3. Trình tự xin giấy phép sản xuất rượu thủ công
Bước 1: Hộ kinh doanh tiến hành thi xác nhận kiến thức cho chủ cơ sở và nhân viên

Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.

a, Thành phần hồ sơ

Đối với tổ chức:
  • Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Đối với cá nhân:
  • Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;
  • Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

b, Trình tự thực hiện

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận.

 Bước 2: Thực hiện kiểm định sản phẩm rượu

Để sản phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường, Quý khách hàng cần kiểm định chất lượng sản phẩm thông qua việc test sản phẩm.

Ở bước này, ABIM LAW có thể hỗ trợ Khách hàng mang sản phẩm đi test. Khách hàng cần cung cấp:

  • Giấy giới thiệu
  • Mẫu sản phẩm có ghi nhãn (500ml)
Bước 3: Thực hiện tự công bố sản phẩm

Quý khách tiến hành nộp hồ sơ công bố sản phẩm rượu:

  • Bản công bố sản phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm
  • Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Mẫu nhãn sản phẩm.

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

a, Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật);
  • Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
b, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

DỊCH VỤ HỖ TRỢ THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG CỦA ABIM LAW
  • Hỗ trợ Quý khách tư vấn hoàn thiện các điều kiện xin giấy phép sản xuất rượu thủ công theo quy định;
  • Tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép;
  • Tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, liên hệ chỉnh sửa bổ sung hồ sơ (Nếu có);
  • Nhận kết quả: Giấy phép sản xuất rượu;
  • Bàn giao kết quả cho Quý khách;
  • Phối hợp và hỗ trợ tư vấn pháp lý trong suốt quá trình xin giấy phép;
  • Cập nhật và thông tin đến Quý khách các quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là tư vấn của ABIM LAW về Thủ tục xin giấy phép sản xuất rượu thủ công đối với hộ kinh doanh. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn hoặc có nhu cầu xin giấy phép sản xuất rượu thủ công. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0988.44.6896