- Trang chủ
- Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp phân biệt các sản phẩm với nhau, góp phần hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết sản phẩm mình muốn và khẳng định thương hiệu. Với ý nghĩa này, không ít các sản phẩm trong thực tế của doanh nghiệp này bị doanh nghiệp khác sử dụng cho sản phẩm của mình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng để trục lợi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây ABIM LAW xin tư vấn cho Quý khách về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
Mục lục
1.Căn cứ pháp lí
- Luật kiểu dáng trí tuệ 2005;
- Luật kiểu dáng trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
- Thông tư 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006;
- Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016.
2. Điều kiện kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có tính sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
- Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.
3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
3.1. Thành phần hồ sơ
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp);
- Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng kiểu dáng công nghiệp đăng ký bảo hộ;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
3.2. Trình tự thực hiện
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tổ chức cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 2: Tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
Đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
Đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hợp lệ cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp theo quy định.
Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký
Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp.
4. Một số lưu ý
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
- Trước thời điểm đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo kiểu dáng công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn.
- Kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo kiểu dáng công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
- Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;
- Đơn thuộc trường hợp không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP CỦA ABIM LAW
- Hỗ trợ Quý khách tư vấn các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định;
- Tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, liên hệ chỉnh sửa bổ sung hồ sơ (Nếu có);
- Nhận kết quả: Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
- Bàn giao kết quả cho Quý khách;
- Phối hợp và hỗ trợ tư vấn pháp lý trong suốt quá trình đăng ký;
- Cập nhật và thông tin đến Quý khách các quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là tư vấn của ABIM LAW về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn hoặc có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0988.44.6896