Thủ tục công bố sản phẩm cà phê

Làm cách nào để biết sản phẩm cà phê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng? Có được công bố tiêu chuẩn chất lượng hay không? Chất lượng cà phê là yếu tố quyết định giá trị thương hiệu và Tự công bố chất lượng sản phẩm cà phê là yêu cầu đầu tiên để lưu hành sản phẩm cà phê cũng như các sản phẩm liên quan đến sản phẩm cà phê khác trên thị trường. Nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc đưa sản phẩm cà phê ra thị trường một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí, ABIM LAW xin gửi đến quý khách hàng Thủ tục công bố sản phẩm cà phê như sau:

1.Cơ sở pháp lí
  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
2. Điều kiện công bố

Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê .

3. Thủ tục công bố sản phẩm cà phê
3.1. Thành phần hồ sơ
  • Bản tự công bố sản phẩm cà phê theo Mu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
  • Nhãn sản phẩm.
3.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Hà Nội: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội

Hồ Chí Minh: Ban quản lý An toàn thực phẩm Hồ Chí Minh

Các tỉnh, thành khác: Tùy thuộc vào phân cấp thẩm quyền quản lý tại từng địa phương

3.3. Trình tự thực hiện
  • Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm
  • Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
4. Một số lưu ý
  • Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA ABIM LAW
  • Hỗ trợ Quý khách tư vấn các điều kiện công bố sản phẩm cà phê theo quy định;
  • Tiến hành chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm cà phê;
  • Tiến hành nộp hồ sơ công bố sản phẩm cà phê tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, liên hệ chỉnh sửa bổ sung hồ sơ (Nếu có);
  • Nhận kết quả: Thông báo kết quả cho khách;
  • Phối hợp và hỗ trợ tư vấn pháp lý trong suốt quá trình công bố;
  • Cập nhật và thông tin đến Quý khách các quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là tư vấn của ABIM LAW về thủ tục công bố sản phẩm cà phê. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn hoặc có nhu cầu công bố sản phẩm cà phê Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0988.44.6896