- Trang chủ
- Thủ tục cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc
Thủ tục cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc
Bột ngũ cốc giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa tăng cân tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa và làm mau lành các vết thương. Nhiều cá nhân, tổ chức muốn sản xuất, kinh doanh ngũ cốc nhưng không biết thủ tục như thế nào? Sau đây ABIM LAW xin gửi đến quý khách thủ tục cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc.
Mục lục
1.Căn cứ pháp lí
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
2. Điều kiện cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh ngũ cốc
2.1. Điều kiện bảo đảm an toàn ngũ cốc trong bảo quản
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại ngũ cốc riêng biệt;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường;
- Bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại ngũ cốc;
- Sử dụng ngũ cốc, nguyên liệu ngũ cốc phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
- Ngũ cốc bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
2.2. Điều kiện bảo đảm an toàn ngũ cốc trong vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển ngũ cốc được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm ngũ cốc hoặc bao gói ngũ cốc, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản ngũ cốc trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, sản xuất, kinh doanh.
2.3. Điều kiện bảo đảm an toàn ngũ cốc đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ngũ cốc đã qua chế biến
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh ngũ cốc đã qua chế biến bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Tuân thủ quy định về ghi nhãn ngũ cốc;
- Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng ngũ cốc;
- Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi sản xuất, kinh doanh;
- Bảo quản ngũ cốc theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh ngũ cốc đã qua chế biến không bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có biện pháp bảo đảm cho ngũ cốc không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
- Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng ngũ cốc trước khi sử dụng đối với ngũ cốc ăn ngay;
- Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của ngũ cốc.
Lưu ý:
Đối với những doanh nghiệp chưa thành lập, trước khi làm thủ tục xin cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp/Hộ kinh doanh và Có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh ngũ cốc trong Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Quý khách có thể tham khảo:
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại đây: https://abimlaw.vn/dich-vu/thanh-lap-cong-ty-nhanh-nhat-nam-2020/
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại đây: https://abimlaw.vn/dich-vu/thanh-lap-ho-kinh-doanh/
3. Thủ tục cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc
3.1. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu sô 01 ban hành Kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP)
- Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc theo quy định (Mẫu số 02a, 02b Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT)
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.
3.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp.
3.3. Trình tự thực hiện
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ngũ cốc nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc tại Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp;
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn ngũ cốc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh ngũ cốc; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc
Giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ngũ cốc phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
5. Thực hiện thủ tục đăng ký công bố sản phẩm ngũ cốc
5.1. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị đính sô 15/2018/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn ngũ cốc của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là ngũ cốc bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị đính sô 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn ngũ cốc của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP).
5.2. Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ngũ cốc nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ như sau:
- Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Trong thời 21 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về thực phẩm.
DỊCH VỤ CỦA ABIM LAW VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH NGŨ CỐC
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến Thủ tục cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc;
- Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
- Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp;
- Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc;
- Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.
Trên đây là trình tự và hồ sơ về Thủ tục cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc. ABIM LAW rất hân hạnh được tư vấn các dịch vụ để giúp quý khách thực hiện đầy đủ Thủ tục cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ngũ cốc. Mọi yêu cầu tư vấn xin liên hệ Hotline: 0988.44.6896