• Trang chủ
  • Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là công việc cần làm của doanh nghiệp khi có nhu cầu kinh doanh thêm ngành nghề mới. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh như thế nào? Mời qúy khách tham khảo bài viết dưới đây của ABIM LAW về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh:

Căn cứ pháp lý
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thành phần hồ sơ
  • Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh ;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
Trình tự thực hiện

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Lưu ý
  • Trước khi thay đổi, doanh nghiệp cần biết những ngành nghề kinh doanh nào không bị cấm, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện hoặc ngành nghề nào là ngành kinh doanh không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi theo đúng pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
  • Khi ghi mã ngành nghề trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi mã ngành cấp 4 được quy định tại QĐ 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
  • Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh, doanh nghiệp cần ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
  • Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh. Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi
  • Với ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không có nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đã được sửa đổi, xóa bỏ theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp cần xóa bỏ hoặc sửa đổi ngành nghề theo quy định hiện hành
DỊCH VỤ CỦA ABIM LAW VỀ THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
  • Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh;
  • Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.

Trên đây là trình tự và hồ sơ về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh. ABIM LAW rất hân hạnh được tư vấn các dịch vụ để giúp quý khách thực hiện đầy đủ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mọi yêu cầu tư vấn xin liên hệ Hotline: 0988.44.6896 để được hỗ trợ nhanh nhất.