- Trang chủ
- Quy định của pháp luật về nhãn hiệu liên kết
Quy định của pháp luật về nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào về loại nhãn hiệu này? Sau đây ABIM LAW xin tư vấn về Quy định của pháp luật về nhãn hiệu liên kết?
Mục lục
1.Căn cứ pháp lí
- Luật sở hữu trí tuệ 2005;
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
2. Khái niệm
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Ví dụ: Các nhãn hiệu Pepsi Mirinda hay Pepsi 7 up được dùng cho loại đồ uống là nước cam ép hay nước chanh có ga.
3. Đặc điểm về nhãn hiệu liên kết
- Các nhãn hiệu này phải do cùng một chủ thể đăng ký.
- Các nhãn hiệu này có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau.
- Các nhóm sản phẩm dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau
“Trùng” được hiểu là hoàn toàn giống nhau về cả nội dung và hình thức, “tương tự” có nghĩa là giống nhau về cả mặt hình thức và nội dung nhưng có điểm khác biệt cụ thể mà có thể nhận ra được bằng tên gọi, công dụng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ đó.
4. Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu
Các nhãn hiệu này phải có liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm dịch vụ cung cấp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu BSSA cho sản phẩm là giày thì các nhãn hiệu của cùng doanh nghiệp đăng ký như BSASA, BASS, BASSAA… cho cùng sản phẩm giày được coi là các nhãn hiệu, thương hiệu liên kết.
5. Mục đích đăng ký
Mục đích đăng ký nhãn hiệu này là bảo vệ nhãn hiệu, tránh chủ thể khác xâm phạm, ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Cũng giống như mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu thông thường, đăng ký nhãn hiệu liên kết bảo hộ một cách tối đa nhất. Bởi nó, đưa ra nhiều nhãn hiệu giống nhau, hoặc tương tự nhau, giảm thiểu tối đa chủ thể khác đăng ký bảo hộ.
6. Lưu ý về tờ khai khi đăng ký
Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
- Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
- Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau.
Lưu ý:
Việc đánh giá khả năng phân biệt nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của ABIM LAW về vấn đề Quy định của pháp luật về nhãn hiệu liên kết? Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0988.44.6896 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.