• Trang chủ
  • Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Chúng ta thường nghe nhắc tới vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty, liệu vốn điều lệ có phải là vốn pháp định không? Hay chúng là những thuật ngữ mang ý nghĩa độc lập, ABIM LAW xin đưa ra một số tiêu chí để giải quyết vấn đề phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định như sau:

1.Căn cứ pháp lí

Luật doanh nghiệp 2020.

2. Khái niệm
2.1. Vốn điều lệ

Theo khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Nói đơn giản hơn, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.

2.2. Vốn pháp định

Theo luật doanh nghiệp 2005 “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” tới luật doanh nghiệp 2020 thì khái niệm vốn pháp định không còn được cụ thể trong luật.

Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hình thức kinh doanh mang rủi ro cao. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.

3. So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định
3.1. Điểm giống nhau

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2. Điểm khác nhau
Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn pháp định
Cơ sở xác định
Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Mức vốn
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.

Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.

Song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ:

– Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ

– Cho thuê lại lao động yêu cầu vốn pháp định 2 tỷ đồng

Như vậy, vốn điều lệ và vốn pháp định không phải là một, đây là 2 loại vốn mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của ABIM LAW về vấn đề Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định? Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0988.44.6896 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.