• Trang chủ
  • Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp theo quy định

Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp theo quy định

Trong kinh doanh không tránh khỏi những thuật ngữ khiến nhiều người phân vân, nhầm tưởng với nhau. Trong đó tên thương mại và tên doanh nghiệp là một trong những thuật ngữ khó phân biệt. ABIM LAW xin gửi tới quý độc giả một số tiêu chí phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp theo quy định như sau:

1.Căn cứ pháp lí
  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021;
  • Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009.
2. So sánh tên thương mại và tên doanh nghiệp
2.1. Điểm giống nhau
  • Giúp phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần phân biệt trong tên thương mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh.
  • Được pháp luật bảo hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh.
2.2. Điểm khác nhau
Tiêu chí Tên thương mại Tên doanh nghiệp
Căn cứ pháp lí
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Luật doanh nghiệp 2020
Khái niệm
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.
Cấu tạo
– Không được quy định cụ thể;

– Phải chứa thành phần tên riêng.

 

Bao gồm 02 thành tố:

– Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên…;

– Tên riêng.

 

Chức năng
– Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Lưu ý: Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

 

– Để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh;

– Là tên để sử dụng trong các giao dịch, các hoạt động pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

 

Căn cứ xác lập
– Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Được công nhận thông qua việc sử dụng hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.

 

– Được xác lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh;

– Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Phạm vi bảo hộ
Được bảo hộ trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh nhất định. Được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc.
Điều kiện bảo hộ
Phải có khả năng phân biệt, cụ thể:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

 

– Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác);

– Được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận.

 

Ví dụ
– Công ty ABIM HOME;

– Cộng Cà Phê.

 

– Công ty cổ phần kiến trúc ABIM HOME;

– Công ty TNHH Cộng Cà Phê.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của ABIM LAW về vấn đề Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp theo quy định. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0988.44.6896 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.