- Trang chủ
- Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Ngày nay trên thị trường không ít những thuật ngữ gây hiểu nhầm đối với người tiêu dùng như Nhãn hiệu, Thương hiệu… Sau đây ABIM LAW xin gửi đến quý khách hàng và độc giả những tiêu chí phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu như sau:
Mục lục
1.Căn cứ pháp lí
- Luật sở hữu trí tuệ 2005;
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
2. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Tiêu chí |
Nhãn hiệu | Thương hiệu |
Khái niệm |
Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của các tổ chức, các nhân với nhau (Căn cứ Điều 4 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009) | Thương hiệu: là một dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết 1 sản phẩm nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chức. (Theo định nghĩa của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO) |
Đăng ký bảo hộ |
Có tuổi thọ ngắn hơn so với “thương hiệu”. Bởi nó được bảo hộ thông qua Giấy chứng nhận mà pháp luật thì quy định về thời hạn bảo hộ là 10 năm và chủ sở hữu có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn là 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn. Nó sẽ không tồn tại nếu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại. | Không cần được bảo hộ mà nó gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp. Nó có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại bởi thương hiệu do sự đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm còn được người tiêu dùng tin dùng và có cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó cũng sẽ vẫn còn thương hiệu, ít nhất là đối với người tiêu dùng đó. |
Dấu hiệu nhận biết |
Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. | Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng. |
Định giá |
Nhãn hiệu: được coi là một tài sản khi được xác lập quyền thông qua việc Cấp Văn bằng bảo hộ. Một tài sản thì có thể định giá được nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được. | Thương hiệu: được coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể. Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện. |
Khả năng bị xâm phạm |
Nhãn hiệu: có khả năng bị xâm phạm cao, người ta có thể sao chép một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc một nhãn hiệu có độ phổ biến rộng để in lên hàng hóa, dịch vụ của mình nhằm thu lợi. | Thương hiệu: Tuy không phải đăng ký thương hiệu, nhưng nó không thể sao chép, bắt chước hay làm giả được, bởi nó được tạo dụng từ một quá trình lâu dài, nó là dấu ấn trong tiềm thức của người tiêu dùng, là sự tin tưởng, yêu thích đối với thương hiệu đó. |
Ý nghĩa |
Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. | Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. |
Ví dụ |
Có thể kể đến những nhãn hiệu rất nổi tiếng như xe máy Lead là của thương hiệu Honda. | Khi nói đến Honda thì người ta sẽ nghĩ ngay đến các loại xe như Vision, Lead, Wave alpha, SH, Winner,… |
Tóm lại, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sẽ giúp các cá nhân, tổ chức bảo hộ và khai thác giá trị sản phẩm của mình.
Trên đây là tư vấn của ABIM LAW về vấn đề Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline: 0988.44.6896 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.