• Trang chủ
  • Phân biệt chấm dứt và huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Phân biệt chấm dứt và huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009 có quy định về hai trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ  hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, vì thế có rất nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được giữa hai thuật ngữ này. Để giải quyết được vấn đề này, ABIM LAW xin đưa ra một số tiêu chí Phân biệt chấm dứt và huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ:

1.Căn cứ pháp lí
  • Luật sở hữu trí tuệ 2005;
  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
2. Các trường hợp chấm dứt văn hiệu lực bằng bảo hộ
  • Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
  • Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  • Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
  • Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Các điềukiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
3. Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

  • Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
  • Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Vì vậy:

Có thể thấy khác biệt chính giữa chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đó là:
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ: Ban đầu chủ sở hữu văn bằng đã có quyền một cách hợp pháp với đối tượng bảo hộ, tuy nhiên vì một lý do nào đó theo quy định nên phải chấm dứt
Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: Do chủ sở hữu không có quyền đăng ký ngay từ đầu hoặc do đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng vì lý do nào đó mà vẫn dược cấp văn bằng.

Trên đây là nội dung tư vấn của ABIM LAW về vấn đề Phân biệt chấm dứt và huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ? Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0988.44.6896 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.