- Trang chủ
- Khoản thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
Khoản thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức sẽ phải tiến hành nộp thuế theo quy định của pháp luật. Vậy các khoản thuế mà doanh nghiệp nộp là gì? ABIM LAW sẽ hướng dẫn cho quý khách những khoản thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp qua bài viết dưới đây:
Mục lục
1 Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật thuế giá trị gia tăng 2008
- Luật thuế đất phi nông nghiệp 2010
- Luật thuế môi trường 2010
- Luật thuế tài nguyên 2009
- Luật thuế xuất, nhập khẩu 2016
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Văn bản hợp nhất 20/VBHN-BTC của Bộ Tài Chính quy định về lệ phí môn bài
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP
2. Các loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập doanh nghiệp
-
-
Lệ phí môn bài
-
Mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: Lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: lệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12
-
Thuế giá trị gia tăng
Mức thuế này được các doanh nghiệp đóng dựa vào doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra xuất từ hóa đơn đỏ và lượng doanh thu hàng hóa dịch vụ của hóa đơn đỏ mua vào của công ty
Thuế giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp khấu trừ và pương pháp trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% – 5% – 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Loại thuế này doanh nghiệp cần kê khai và nộp theo từng quý, tới cuối năm sẽ nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm với mức 20%. Loại thuế này nộp trên số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng cung ứng dịch vụ trừ đi các khoản chi phí có giấy tờ hợp lệ hay còn gọi là doanh thu thuần. Nếu doanh thu nhỏ hơn 0 tức doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Các tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
-
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động có thu nhập. Người quản lý và nhân viên công ty phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi phát sinh thu nhập chịu thuế. Công ty có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người quản lý và nhân viên của công ty theo biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người lao động đã tăng lên 11.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/người/tháng
-
Thuế môi trường
Đây là loại thuế thu dung để sử dụng mục đích cải tạo môi trường, xử lý chất thải nơi doanh nghiệp doạt động
Thuế môi trường = số lượng hàng hóa đơn vị tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một hàng hóa
-
Thuế tài nguyên
Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên như khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô,… được quy định tại Điều 2 Luật thuế tài nguyên 2009 thì sẽ phải nộp thuế tài nguyên
Cách tính số tiền thuế tài nguyên:
Số tiền thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x Thuế suất
-
Thuế xuất, nhập khẩu
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sẽ phải chịu các loại thuế này. Theo luật thuế xuất, nhập khẩu 2016 thì thuế xuất, nhập khẩu sẽ áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %, phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %
Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế
Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì sẽ phải đóng loại thuế này như: thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, kinh doanh casino, sân golf, quán karaoke,…
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất
-
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế này áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có sử dụng hoặc kinh doanh nhà đất thì phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010
3. DỊCH VỤ CỦA ABIM LAW
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến các loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
- Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
- Đại diện Quý khách làm việc với cơ quan thuế
- Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.
Trên đây là các khoản thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp, ABIM LAW rất hân hạnh được tư vấn các dịch vụ để giúp quý khách hiểu rõ hơn về các loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp Mọi yêu cầu tư vấn xin liên hệ Hotline: 0988.44.6896