Giấy phép đào tạo nghề sơ cấp

 

Hoạt động dạy nghề sơ cấp được mở ra ngày càng nhiều ở các lĩnh vực khác nhau. Nhưng để được đào tạo cũng như tuyển sinh, cơ sở dạy nghề phải được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp. Vậy điều kiện, trình tự thủ tục để được phê duyệt khi thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp như nào? ABIM LAW xin cung cấp nội dung tư vấn như sau:

1.Căn cứ pháp lí
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014;
  • Nghị định 143/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 15/2019/NĐ-CP
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở lao động thương binh và xã hội
3. Điều kiện để cấp phép hoạt động đào tạo nghề sơ cấp:
3.1. Điều kiện doanh nghiệp

Doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động đào tạo dạy nghề.

3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất
  • Có phòng học đủ ánh sáng, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định;
  • Thiết bị dạy học phải đảm bảo an toàn, phù hợp với nội dung dạy học và đối tượng dạy học.
  • Đảm bảo tối thiểu 4m2/1 học sinh/1 phòng
  • Tối thiểu 02 phòng học, 1 phòng thực hành và 1 phòng lý thuyết.
3.3. Điều kiện về giáo viên
  • Có đủ kiện kiện sức khỏe;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Có nghiệp vụ sư phạm;
  • Có bằng cấp chuyên môn về lĩnh vự giảng dạy;
  • Có bằng cấp về ngoại ngữ tin học.
Tối đa 01 giáo viên/ 25 học sinh
3.4.Điều kiện về nội dung giảng dạy
  • Có đủ giáo trình tài liệu chi tiết
  • Các giáo trình tự biên soạn phải có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái các quy định của pháp luật.

Khóa học từ 3-4 tháng.

IV. Thủ tục cấp phép hoạt động đào tạo nghề sơ cấp
1. Thành phần hồ sơ:
  • Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (Phụ lục III kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016)
  • Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp (Mẫu tại Phụ lục Vaban kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016)
2. Nộp hồ sơ:
  • Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở.
  • Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở.
3. Trình tự thực hiện:
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

 

DỊCH VỤ CỦA ABIM LAW VỀ THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ SƠ CẤP
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục cấp giấy phép hoạt động đào tạo nghề sơ cấp;
  • Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
  • Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Sở Lao động thương binh và xã hội;
  • Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo nghề sơ cấp;
  • Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.

Trên đây là trình tự, thủ tục và hồ sơ về thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động đào tạo nghề sơ cấp, ABIM LAW rất hân hạnh được tư vấn các dịch vụ để giúp quý khách thực hiện đầy đủ thủ tục cấp giấy phép hoạt động đào tạo nghề sơ cấp. Mọi yêu cầu tư vấn xin liên hệ Hotline: 0988.44.6896