- Trang chủ
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện, phương thức, cách thức đóng
Bảo hiểm xã hội tự nguyện, phương thức, cách thức đóng
Bảo hiểm xã hội tự nguyện, phương thức, cách thức đóng
Câu hỏi: Tôi có nghe về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì và phương thức, cách thức đóng như nào?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến ABIM LAW. Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo khoản 3 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có định nghĩa về bảo hiểm xã hội tự nguyện:
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Khác với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu của mình và sẽ được hưởng 02 chế độ đó là chế độ hưu trí và tử tuất
Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại khoản 4 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiện nay đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chính vì vậy mà bạn sẽ không thể cùng lúc tham gia 2 loại hình bảo hiểm này. Ngoài ra, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ chỉ là công dân Việt Nam, người nước ngoài lao động ở Việt Nam sẽ không được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tại điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này .
Do đó, khi bạn thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì hàng tháng bạn sẽ đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do chính bạn lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất và có rất nhiều phương thức cho bạn lựa chọn để đóng bao hiểm xã hội tự nguyện
Về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: theo điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định:
Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Theo đó, để đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần chuẩn bị
- Tờ khi cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH
- Số lượng: 01 bộ
Bạn nộp hồ sơ trên tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Quận (Huyện) nơi bạn đang cư trú để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trên đây là nội dung tư vấn của ABIM LAW về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0988.44.6896 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.