Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhãn hiệu đóng vai trò rất lớn giúp cho khách hàng có niềm tin khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Thực trạng hiện nay, nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật, dễ tác động đến kết quả kinh doanh. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng. ABIM LAW xin gửi đến quý khách hàng thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau:

Căn cứ pháp lý
  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tra cứu nhãn hiệu 

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.

  • Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Quý khách hàng có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu sơ bộ qua website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu: Với hình thức tra cứu này, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về kết quả tra cứu và có thể đánh giá được trên 90% khả năng đăng ký của nhãn hiệu để từ đó quyết định có đăng ký hay không?
Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thành phần hồ sơ:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Phụ lục A – Mẫu số 04-NH E kèm theo thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
  • Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Sau 02 tháng sẽ được công bố kết quả thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu trên trang thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:
  • Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

Thời hạn thẩm định nội dung: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn

Trên thực tế thời gian thẩm định có thể kéo dài tới 18 tháng do số lượng hồ sơ tồn đọng ở Cục SHTT quá lớn.

Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
  • Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu , lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ.
  • Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
  • Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;
  • Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của ABIM LAW
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến Thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
  • Đại diện Quý khách nộp hồ sơ Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam;
  • Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.

Trên đây là trình tự, thủ tục và hồ sơ về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, ABIM LAW rất hân hạnh được tư vấn các dịch vụ để giúp quý khách thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Mọi yêu cầu tư vấn xin liên hệ Hotline: 0988.44.6896